1Chườm lạnh với khăn vải

Chườm lạnh với khăn vải là một trong những phương pháp phổ biến và đạt hiệu quả cao trong trường hợp bạn bị đau răng do chấn thương hoặc bị sưng nướu. Khi chườm lạnh, máu sẽ hạn chế lưu thông đến chỗ đau, giúp giảm sưng và viêm.

Cách thực hiện: Bạn dùng khăn vải bọc một ít đá lạnh. Bạn nên dùng lớp vải có độ dày vừa phải, tránh bọc quá mỏng sẽ gây buốt răng. Sau đó, bạn chườm đá lên khu vực bị đau từ 15 – 20 phút.

Chườm lạnh với khăn vải

2Dùng thuốc giảm đau

Khi bị đau răng và cảm thấy quá khó chịu, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau an toàn như Tylenol hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng cắt giảm cơn đau tạm thời chứ không khắc phục triệt để được nguyên nhân khiến bạn bị đau răng.

Do đó, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau nhiều mà cần tìm đến các bác sĩ nha khoa. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám cẩn thận để tìm ra nguyên nhân đau răng, được nghe những lời khuyên hữu ích và được bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị thích hợp.

Dùng thuốc giảm đau

3Đặt tỏi gần răng đau

Tỏi không chỉ là nguyên liệu giúp món ăn thêm thơm ngon mà còn được ứng dụng rộng rãi trong y học. Đặc biệt, bên trong tỏi có chứa hoạt chất allicin, chúng có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp bạn xoa dịu các cơn nhức răng vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn nghiền tỏi tươi, sau đó pha loãng với nước để giảm bớt nồng độ, tránh gây kích ứng. Tiếp đến, bạn vớt tỏi ra, trộn với một ít muối và đắp hỗn hợp này lên răng bị đau từ 10 – 15 phút, sau đó bạn súc miệng lại với nước sạch.

Đặt tỏi gần răng đau

4Uống trà bạc hà

Trong lá bạc hà có một hoạt chất được gọi là tanin, hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê vết thương và xoa dịu cơn đau hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng trà bạc hà để khắc phục tạm thời những cơn đau răng của mình.

Cách thực hiện: Lấy lá bạc hà khô ngâm vào nước đã được đun sôi khoảng 20 phút. Sau đó để nguội một chút rồi uống hoặc có thể dùng để súc miệng. Ngoài ra, bạn có thể dùng túi bạc hà còn ấm đặt lên trên chiếc răng đau trong khoảng 5 – 7 phút để xoa dịu cảm giác khó chịu.

Uống trà bạc hà

5Thoa gel nha đam

Nha đam không chỉ có tác dụng thanh lọc cơ thể mà có khả năng cải thiện sức khỏe răng miệng. Trong nha đam có chứa vitamin ACE và các khoáng chất như CanxiMagie và Phospho, chúng có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và chống viêm hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn cắt một lá nha đam, lấy phần gel nha đam nhỏ vào răng bị đau. Sau khoảng 10 – 15 phút, bạn có thể súc miệng lại với nước ấm để xoa dịu cơn đau.

Thoa gel nha đam

6Thoa nước gừng tươi

Thoa nước gừng tươi là một trong những phương pháp giúp giảm nhức răng phổ biến tại nhà. Trong gừng chứa tecpenoleoresin và chất men zingibain. Các chất này có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn cao, không chỉ giảm đau mà còn giúp bạn trị hôi miệng hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn cạo sạch vỏ gừng, sau đó đem giã nhẹ. Bạn đem phầm gừng này đắp lên răng đau và giữ khoảng 10 – 15 phút. Bạn có thể đắp gừng liên tục vài ngày để giảm cơn đau răng hiệu quả hơn.

Thoa nước gừng tươi

7Thoa tinh dầu lá chanh

Lá chanh có công dụng điều trị chảy máu chân răng và giúp hơi thở trở nên thơm mát. Thêm vào đó, tinh dầu chiết xuất từ lá chanh còn có thể kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn tấn công men răng và giảm ê buốt răng hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn rửa sạch lá chanh, sau đó cho vào nồi cùng 1 lít nước và 1 thìa muối. Đun sôi và để lửa nhỏ trong vòng 10 – 15 phút. Đợi nước nguội, bạn cho tinh dầu lá chanh vào chai sạch.

Sau khi vệ sinh răng miệng, bạn dùng tăm bông nhúng vào nước lá chanh rồi nhẹ nhàng chấm lên chỗ răng bị sâu. Có thể lặp lại từ 3 – 4 lần để tinh chất dễ dàng thấm sâu vào bên trong chân răng và không bị trôi.

Thoa tinh dầu lá chanh

8Ngậm mật ong

Mật ong nguyên chất là dược liệu có khả năng đẩy lùi tình trạng sưng lợi và đau răng hiệu quả. Hoạt chất Hydrogen Peroxide có khả năng ức chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh lan rộng sang răng khác và giúp hơi thở thơm hơn.

Cách thực hiện: Bạn lấy 1 thìa mật ong rồi đắp lên răng đau và ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Sau đó bạn vệ sinh lại bằng kem đánh răng như bình thường.

Ngậm mật ong

9Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối giúp bạn tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hôi miệng và đau răng. Trong nước muối có tính kiềm tự nhiên, có khả năng giảm sưng viêm và làm dịu các vết loét hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên súc nước muối 2 – 3 lần/tuần để tránh tổn hại men răng.

Cách thực hiện: Bạn pha 500ml nước lọc (hoặc nước ấm) với 1 thìa cà phê muối, sau đó ngậm khoảng 10 – 15 phút và súc miệng lại với nước sạch.

Súc miệng bằng nước muối

10Kê gối cao khi ngủ

Khi nằm ngủ, bạn có thể kê cao đầu bằng một đến hai chiếc gối mềm. Việc này giúp bạn hạn chế tình trạng máu tụ lại chân răng, giảm đau và dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn tránh kê gối cứng và quá cao vì tư thế này sẽ ảnh hưởng đến cột sống và các cơ.

Kê gối cao khi ngủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *