10-dieu-giam-bot-kho-chiu-khi-tre-om

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ rất yếu và chưa hoàn thiện. Sự nhạy cảm cao với điều kiện bên ngoài và sức chịu đựng kém ảnh hưởng đến cơ thể còn non nớt và thể trạng còn yếu của trẻ dễ mắc bệnh. Điều này làm cho các bậc cha mẹ rất lo lắng. Vấn đề ở đây là làm thế nào để chữa trị cho con nhỏ một cách hiệu quả thì ít có bà mẹ nào biết. Hãy tham khảo bài viết sau đây bạn sẽ biết được cách chăm sóc con mình khi bị ốm.

Súc miệng bằng nước muối (Áp dụng cho trẻ trên 3 tuổi)

  • Súc miệng bằng nước muối là một cách để làm dịu cổ họng bị đau. Phương pháp này cũng giúp rửa sạch chất nhẩy khỏi cổ họng. Hãy cho bé súc miệng 3 – 4 lần/ ngày khi con bạn bị bệnh.

  • Con bạn phải đủ tuổi để biết cách súc miệng. Nhiều trẻ phải đến khi đi học mới biết súc miệng. Nhưng một số trẻ biết súc miệng từ sớm hơn.

Cách dạy bé súc miệng:

  • Thực hành với nước sạch.

  • Một khi bé thành thạo, hãy cho bé thử tạo tiếng với cổ họng. Bạn hãy làm mẫu để bé biết âm thanh như thế nào.

  • Bảo bé ngẩng đầu lên và cố gắng giữ nước ở cổ họng mà không nuốt.

  • Dạy bé nhổ nước ra.

Tạo bầu không khí có độ ẩm thích hợp

Khi bé bị ốm, hít thở không khí ẩm sẽ giúp mũi bé đỡ bị nghẹt mũi hơn. Tắm nước ấm còn có tác dụng thư giãn.

Mẹ nên đặt một chiếc máy làm ẩm, máy phun sương trong phòng của bé. Cho bé xông hơi trong phòng tắm. Với trẻ trên hai tuổi, hãy thêm vài giọt tinh dầu vào máy phun sương hoặc nước xông, có thể giúp bé bớt đau nhức.

Hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều

  • Khi trẻ bị ốm, chúng phải tốn nhiều năng lượng để chiến đấu với bệnh, và điều đó có thể khiến một đứa trẻ (thậm chí là cả người lớn) mệt nhoài. Do đó nếu bé được nghỉ ngơi, sức khỏe sẽ hồi phục.

  • Các nghiên cứu cho rằng, stress cũng khiến con người nhiễm bệnh. Nếu con bạn đang stress trầm trọng (Vì việc học tập hay bạn bè, hoặc chuyện gì đó ở nhà), nghỉ ngơi cũng là một cách chữa bệnh.

  • Bạn cần bố trí một nơi thoải mái để bé nghỉ ngơi và những thứ khiến bé thích thú. Giường không nhất thiết là nơi phù hợp nhất để nghỉ ngơi. Nhiều khi chuyển địa điểm cũng có tác dụng. Bạn có thể cho bé nghỉ ngơi trong vườn hoặc ngoài hiên. Đôi khi, dựng một túp lều trong nhà sẽ giúp bé vui hơn.

  • Nếu bé không thể nghỉ ngơi, hãy đọc truyện cho bé trong vòng tay của mình. Hoặc cho bé gọi điện với người thân như ông bà hay bạn bè.

Sử dụng nước muối và bầu hút mũi

Nước muối có thể rửa sạch mũi khi bé quá nhỏ để xì mũi. Với trẻ sơ sinh, bầu hút mũi rất tiện dụng khi nghẹt mũi gây cản trở tới việc bú bình hoặc bú sữa mẹ.

Khi nhà có con nhỏ, bạn nên sắm một chiếc hút mũi, và luôn có sẵn nước muối sinh lý trong nhà. Bạn có thể mua nước muối nhỏ mũi ở hiệu thuốc hoặc tự làm. Cách làm như sau: Hòa tan khoảng ½ thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm. Giữ trong lọ thủy tinh sạch sẽ. Chỉ giữ dung dịch trong vòng một ngày.

Cách hút mũi cho bé:

  • Ngửa đầu bé ra sau hoặc đặt bé nằm ngửa với một chiếc khăn đặt sau đầu. Nhỏ 2 -3 giọt nước muối vào một bên mũi. Giữ đầu bé ngửa khoảng 30 giây (hoặc ít hơn đối với trẻ sơ sinh).

  • Bóp bầu hút mũi, nhẹ nhàng đưa vào trong lỗ mũi. Bạn có thể nhẹ nhàng bịt lỗ mũi kia bằng ngón tay để tăng hiệu quả.

  • Nhẹ nhàng thả bầu hút mũi để hút chất nhầy.

  • Lấy bầu hút mũi ra và vệ sinh bầu hút mũi bằng khăn giấy.

  • Lặp lại với mũi bên kia.

Chú ý:

  • Không hút mũi nhiều lần trong ngày, việc này có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi.

  • Không nhỏ nước mũi trên 4 ngày, mũi bé sẽ khô dần theo thời gian.

  • Không nhất thiết phải dùng nước muối khi dùng bầu hút mũi.

  • Nếu bé không thích hút mũi thì không nên ép, dùng khăn giấy để thấm chất lỏng chảy ra.

  • Không dùng thuốc xịt thông mũi cho trẻ nhỏ.

  • 3. Xoa dầu (Áp dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi)

  • Xoa dầu có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Hồi bé chắc hẳn các bạn cũng được mẹ mình xoa dầu gió, dầu bạc hà mỗi khi bị ốm. Tuy vậy xoa dầu không giúp thông mũi, nhưng sẽ làm cho bé thở dễ hơn bởi cảm giác mát lạnh.

  • Có rất nhiều loại dầu dành cho trẻ, trước khi dùng cho con bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

  • Không xoa dầu vào vùng da nhạy cảm hoặc bị tổn thương của bé. Không cho dầu vào miệng, mũi, mắt hoặc bất cứ chỗ nào trên mặt.

Bổ sung nước (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm loãng nước mũi. Nước lọc rất tốt, nhưng bé có thể không thích cho lắm. Trong trường hợp này mẹ hãy cho bé thử nước hoa quả và thức uống dinh dưỡng khác.

Chú ý: Duy trì sữa mẹ hoặc sữa dinh dưỡng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Súp gà và thức uống ấm khác (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)

  • Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súp gà có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm như đau nhức, mệt mỏi, ngạt mũi và sốt.

  • Súp, nước táo, nước hoặc bất cứ thức uống ấm nào khác mà con bạn thích.

Nâng đầu (Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng)

Nâng đầu khi bé ngủ sẽ giúp bé thở dễ dàng và thoải mái hơn. Nếu bé ngủ trong cũi, hãy đặt vài cái khăn lông hoặc gối dưới phần nệm đầu cũi. Nếu bé ngủ trên giường, bạn có thể đặt thêm gối dưới đầu bé. Nhưng nếu bé hay xoay lung tung khi ngủ, hãy đặt gối hoặc khăn dưới nệm. Như vậy sẽ tạo độ dốc thoải mái hơn.

Chú ý: Không nên lạm dụng cách này. Nếu bé ngủ không yên, bé sẽ lộn đầu xuống chân và chân lên đầu, như vậy chân sẽ cao hơn đầu và cách này không có tác dụng.

Mật ong (Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng)

  • Mật ong giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Mật ong thường đông cứng ở nhiệt độ phòng. Để làm lỏng mật ong, hãy ngâm chai mật ong trong nước nóng hoặc cho vào lò vi sóng.

  • Mẹ có thể cho bé uống ½ – 1 thìa cà phê mật ong. Hoặc hòa mật ong với nước ấm hoặc cho thêm chanh để cung cấp vitamin C cho bé. Sau khi cho bé uống mật ong, hãy chải răng cho bé, đặc biệt là buổi tối.

  • Không cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì nó có thể gây ra chứng ngộ độc hiếm gặp và gây tử vong.

Xì mũi (Áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi)

  • Vệ sinh nước mũi giúp bé thở và ngủ dễ dàng, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nhiều trẻ không biết xì mũi cho đến 4 tuổi, nhưng việc này có thể làm từ lúc lên 2.

  • Cách dạy trẻ xì mũi:

  • Hãy làm mẫu cho trẻ. Đối với nhiều đứa trẻ, như vậy là đủ.

  • Hãy giải thích xì mũi là “ngược lại của ngửi”.

  • Không được để bé dụi mắt sau khi xì mũi.

  • Bảo bé hãy xì nhẹ nhàng. Xì quá mạnh có thể làm đau tai bé. Hãy cho bé một túi khăn giấy ngộ nghĩnh.

  • Bảo bé cách bịt một bên mũi và xì qua bên còn lại. Một chiếc gương và khăn giấy dưới mũi có thể giúp bé nhìn rõ hơi thở của mình.

  • Dạy bé hãy vứt khăn giấy vào thùng rác và rửa tay sau khi xì mũi.

  • Nếu mũi bé bị đau vì sụt sịt, hãy bôi ít thuốc mỡ an toàn cho trẻ lên mũi bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *