Đồ nội thất sáng màu có thể trông đẹp và sang trọng, nhưng nó lại tạo cảm giác giống như đang ở phòng trưng bày, khiến khách tới thăm thấy mất tự nhiên vì cảm thấy phải giữ gìn mọi thứ sạch sẽ.
“Nếu chủ nhà thường tạo cảm giác sạch sẽ và tìm cách duy trì sự sạch sẽ, điều đó có thể gây căng thẳng cho những vị khách. Họ rất muốn thoải mái hoạt động nhưng lại lo sợ tạo ra vết bẩn hoặc lưu lại vết bẩn trên nội thất”, nhà trị liệu tâm lý Cullins chia sẻ.
2. Ánh sáng không đủ
Những căn phòng không đủ ánh sáng có thể gây bất tiện trong sinh hoạt và tạo cảm giác u buồn, chán nản. Trong khi những căn phòng quá nhiều ánh sáng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ và việc thư giãn. Điều quan trọng là phải xem xét chức năng của từng phòng trong nhà và điều chỉnh mức ánh sáng phù hợp với mục đích sử dụng.
Nhà trị liệu tâm lý Cecille Ahrens chia sẻ rằng, việc sử dụng tông màu trung tính và ánh sáng mặt trời sẽ giúp thư giãn và tăng sự tập trung. Theo như các nghiên cứu về tương quan giữa tâm lý học và màu sắc, ánh sáng màu trắng và xanh lá cây được cho là giúp điều trị chứng trầm cảm.
3. Âm thanh hỗn tạp
Tiếng ồn là một trong những tác nhân phổ biến gây căng thẳng và tồn tại dưới nhiều dạng, bao gồm tiếng TV và các cuộc hội thoại trong nhà. Một lời khuyên từ nhà trị liệu tâm lý Mark Loewen rằng, nếu TV khiến bạn cảm thấy căng thẳng, hãy chuyển sang sử dụng âm nhạc nhẹ nhàng để thư giãn.
4. Màn hình TV
Ahrens nói rằng việc xem TV quá nhiều có thể có thể gây ra căng thẳng, đặc biệt nếu nó diễn ra nhiều trong một không gian.
5. Phòng khách bừa bộn
“Một không gian bừa bộn và vô tổ chức có thể gây nhiễu loạn tinh thần, khiến chúng ta cảm thấy khó ở và stress,” Cullins nói.
Việc các loại dây điện của TV, loa đài bị rối hoặc mắc vào nhau cũng có thể gây khó chịu về mặt thị giác đối với một số người. Sự lộn xộn đó mang lại cho bộ não chúng ta nhiều thông tin trực quan hơn để xử lý, từ đó khiến bộ não không thể thư giãn.
6. Đồ cũ
Đồ nội thất cũ kỹ, lạc hậu có thể khiến tâm trạng bạn kém đi. Ahrens nói: “Nếu chiếc ghế sofa trong phòng khách của bạn đã cũ, bẩn hoặc lỗi thời, bạn có thể sẽ không cảm thấy thoải mái khi ở trong không gian đó”.
7. Làm việc trong phòng khách
Công việc và nghỉ ngơi không nên cùng tồn tại trong một không gian. Tuy nhiên, trong năm 2020 vừa qua, rất nhiều người khó có thể tách biệt công việc với cuộc sống cá nhân. Điều đó đã khiến công việc không đạt hiệu quả như mong muốn.
Nhà trị liệu tâm lý Ariel Sank cho biết: “Bằng cách tách không gian làm việc ra khỏi không gian thư giãn, bạn không chỉ tạo ra sự tách biệt về thể chất mà còn là sự tách biệt về tinh thần”.
Tuy việc này có thể khó khăn khi sống trong một không gian nhỏ, nhưng chỉ cần thay đổi vị trí và hướng bàn làm việc cũng có thể đem lại hiệu quả lớn.