Cách bảo quản nước cốt dừa giúp bạn luôn có sẵn nguyên liệu này trong nhà khi ngẫu hứng thèm chè hay một món ăn nào đó cần loại gia vị thơm béo, sánh mịn này. Cùng SALASU học ngay những mẹo đơn giản sau để việc bếp núc thêm phần nhẹ tênh nhé.

Không chỉ riêng tại Việt Nam, nước cốt dừa còn là nguyên liệu phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Với hương vị thơm béo, sánh mịn, nước cốt dừa là thành phần không thể thiếu trong hàng trăm công thức nấu ăn từ đơn giản đến cầu kỳ, giúp món ăn thơm ngon, đậm đà hơn.

Nước cốt dừa hay còn gọi sữa dừa, được lấy từ phần cơm dừa đã được xay nhuyễn (hoặc nạo) và vắt lấy nước. Làm nước cốt dừa theo cách thủ công thường được các chị em áp dụng vì giữ được độ thơm béo, nguyên chất từ dừa. Với tính tiện lợi, các loại nước cốt dừa đóng hộp hay lon trên thị trường hiện nay cũng được nhiều bà nội trợ tin dùng.

Bất kể làm hay mua cũng có lúc bạn không dùng hết trong một lần. Đừng bỏ phí, học cách bảo quản nước cốt dừa cũng như cách bảo quản thực phẩm đúng cách giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của chúng mà vẫn đảm bảo độ thơm béo, sánh mịn.

1. Cách bảo quản nước cốt dừa tươi

1.1. Bảo quản lạnh nước cốt dừa trong lọ thủy tinh

Bảo quản nước cốt dừa tươi trong lọ thủy tinh chỉ với những bước đơn giản sau, bạn có thể kéo dài thời gian sử dụng trong 2 – 3 tuần.

  • Chiết nước cốt dừa vào các lọ thủy tinh.
  • Cho vào ngăn mát tủ lạnh.

1.2. Bảo quản đông nước cốt dừa

Bạn có thể để nước cốt dừa đến 5 hoặc 6 tuần nếu bảo quản bằng cách đông đá.

  • Rót nước cốt dừa tươi vào các khay đá. Sau đó đậy nắp lại. Nếu không có nắp, bạn có thể dùng túi đựng hoặc màng bọc thực phẩm.
  • Để vào ngăn đông tủ lạnh.
  • Lấy ra trước một lúc khi bạn cần dùng đến.

1.3. Sử dụng chất bảo quản tự nhiên

Để luôn có nguyên liệu sánh mịn, thơm ngon này cho những cơn thèm chè bất chợt, hãy dùng axit citric bảo quản nước cốt dừa tươi. Axit citric là một loại axit hữu cơ yếu, đóng vai trò như một chất bảo quản tự nhiên giúp kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Dùng chất này bảo quản nước cốt dừa tươi, bạn có thể dùng được trong 2 – 3 tháng.

Cách thực hiện:

  • Hòa một lượng vừa đủ (khoảng 5ml) chất bảo quản vào nước cốt dừa tươi.
  • Cho hỗn hợp vào trong một lọ thủy tinh và đóng kín nắp.
  • Tiếp theo, bạn bắt bếp, đun một nồi nước sôi và cho lọ đựng thủy tinh nấu trong nồi nước sôi khoảng 20 phút.
  • Sau đó, cho lọ thủy tinh ngâm trong chậu nước lạnh.

2. Cách bảo quản nước cốt dừa đóng hộp, lon

2.1. Bảo quản hộp nước cốt dừa khi chưa mở nắp

Đối với nước cốt dừa dạng hộp chưa mở nắp, cách bảo quản dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát như trong tủ đựng thức ăn. Không để chỗ quá ẩm ướt vì độ ẩm có thể tạo điều kiện để nấm mốc phát triển. Trước khi mở hộp, bạn vẫn có thể bảo quản nước cốt dừa trong tủ lạnh. Tốt nhất vẫn nên bảo quản nước cốt dừa hộp bên ngoài tủ lạnh. Cũng tương tự sữa đậu nành đóng hộp, nước cốt dừa dạng hộp có thời hạn sử dụng lên từ 2 đến 5 năm.

2.2. Bảo quản hộp nước cốt dừa sau khi mở nắp

Bất kể lúc mua, các hộp nước cốt dừa có được bảo quản trong tủ lạnh hay không, bạn vẫn cần cho hộp nước cốt dừa sau khi mở nắp vào trong ngăn mát tủ lạnh. Không nên để bên ngoài vì nhiệt độ phòng sẽ làm hỏng nước cốt dừa. Bạn cũng không nên đặt chúng ở cánh cửa tủ lạnh vì khu vực này nhiệt độ quá ấm, chưa đủ độ lạnh thích hợp cho việc bảo quản.

Thông thường, một hộp nước cốt dừa sau khi mở nắp sẽ dùng được trong 7 ngày đối với nước cốt dừa loãng. Với nước cốt dừa đặc, bạn có thể dùng trong khoảng 10 ngày sau khi mở nắp.

2.3 Bảo quản lon nước cốt dừa đã mở nắp

Cách bảo quản lon nước cốt dừa sau khi mở nắp cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm để đậy kín nắp lon và cho vào tủ lạnh. Nên để tránh xa các thực phẩm có mùi mạnh như pho mát và thịt.

Bảo quản liên tục trong tủ lạnh, bạn có thể dùng an toàn trong 4 – 6 ngày. Nên lắc hoặc khuấy đều trước khi sử dụng.

3. Lưu ý khi bảo quản và sử dụng nước cốt dừa

Trong quá trình bảo quản và sử dụng nước cốt dừa, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Thứ nhất: Nên chia nhỏ trước khi đem bảo quản

Sau khi mở nắp, bạn chỉ có thể sử dụng trong 3 – 5 ngày. Nếu muốn dùng lâu hơn, bạn nên chia nhỏ vào từng hũ hoặc lọ trước khi đem bảo quản.

  • Thứ hai: thời gian chỉ mang tính chất tương đối

Với các phương pháp bảo quản nước cốt dừa trên đây, bạn có thể dùng trong 7 ngày, 10 ngày hay thậm chí là vài tháng. Nhưng con số chỉ tương đối. Bạn cần kiểm tra mùi vị và màu sắc trước khi dùng. Không nên dùng nếu nước cốt dừa bị đổi màu hoặc xuất hiện mùi hôi.

  • Thứ ba: Cần bảo quản liên tục trong tủ lạnh

Trường hợp xảy ra mất điện khi bảo quản trong tủ lạnh, nước cốt dừa rất dễ bị hỏng

Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm mẹo hữu ích cho chị em nội trợ. Ngoài cách bảo quản nước cốt dừa tươi tại nhà, tại SALASU, chúng tôi vẫn còn rất nhiều mẹo hay bảo quản thực phẩm. Hãy tìm đọc các bài viết để làm phong phú thêm kiến thức bếp núc, bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *