Mối nguy từ thủy ngân trong cá biển

Nhưng một số loại cá biển lại chứa nhiều thủy ngân, nếu hấp thụ vào cơ thể với hàm lượng cao, có tỷ lệ rất lớn gây hại cho sự phát triển não bộ và trung tâm thần kinh cảm xúc của bé.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra các dị tật bẩm sinh như: Tổn thương não, mù lòa hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của trẻ.

Năm 2004, FDA (cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn: Cá ngừ đại dương, cá ngừ vây dài, cá thu vua, cá vược, cá đuối… vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao.

Một số loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân gây hại

Dưỡng chất từ cá nước ngọt

Dù được khuyên nên sử dụng cá ít nhất 2 lần/tuần trong suốt thai kỳ, thế nhưng các loại cá biển lại mang nguy cơ về thủy ngân ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy các loại cá nước ngọt được coi là lựa chọn thay thế tốt nhất cho mẹ bầu.

Giàu Protein, Omega – 3 cũng như các khoáng chất và Vitamin thiết yếu cho cơ thể, cùng hàm lượng chất béo tốt, các loại cá nước ngọt bổ sung dinh dưỡng, đồng thời đào thải các Cholesterol xấu. Giúp cơ thể mẹ phòng tránh các bệnh về tim, cho trẻ phát triển toàn diện.

Tuy nhiên cá nước ngọt rất dễ nhiễm sán, do đó khi dùng mẹ nên cẩn trọng, nấu chín kỹ tránh sử dụng món cá chín tái hay sống.

Cá nước ngọt an toàn hơn so với cá biển

Một số loại cá mẹ nên dùng

Cá chép

Đứng đầu danh sách những loại cá nên dùng trong khẩu phần ăn của mẹ bầu. Bởi chúng chứa hàm lượng Protein cùng các dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé.

Ngoài tác dụng lợi sữa, bồi bổ sức khỏe, các khoáng chất từ cá chép giúp mẹ an thai rất tốt.

Mẹ bầu có thể chế biến cá chép thành nhiều món ngon và bổ dưỡng như: Cháo cá chép đậu đỏ, canh cá chép…

Ngoài tác dụng lợi sữa, bồi bổ sức khỏe, các khoáng chất từ cá chép giúp mẹ an thai rất tốt.

Cá diếc

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá diếc giàu Vitamin nhóm B và các khoáng chất thiết yếu, giúp mẹ giảm nhẹ tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Đặc biệt chúng còn bổ sung năng lượng, Axit amin tăng sức đề kháng, thư giãn, giảm mệt mỏi, tránh tình trạng căng thẳng hay trầm cảm trong thai kỳ.

Cá diếc có thể chế biến thành nhiều món ngon như chiên, hầm, hấp gừng hay tía tô… giúp mẹ kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.

Ngoài tác dụng lợi sữa, bồi bổ sức khỏe, các khoáng chất từ cá chép giúp mẹ an thai rất tốt.

Lưu ý khi ăn cá

Mẹ nên bổ sung các món từ cá 2 – 3 lần/tuần.

Không dùng quá 350g/tuần.

Mẹ chỉ nên sử dụng cá còn tươi sống, tránh dùng thực phẩm đông lạnh, ảnh hưởng dinh dưỡng và chất lượng cá.

Làm sạch nội tạng và bụng cá, không ăn cá chín tái hay sống.

Đặc biệt mẹ không được ăn cá riêng một mình khi bụng đang đói, tránh tình trạng Acid uric tăng cao, gây bệnh gout.

Mẹ nên ăn cá 2 - 3 lần/tuần, không dùng quá 350g/tuần.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng. Đồng thời, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi, thì mẹ bầu cần chú trọng trong việc hấp thụ dưỡng chất và cần phải tìm hiểu thật kĩ về cách ăn cá sao cho đạt được hiệu quả tốt và an toàn nhất cho cả 2.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *