Ai cũng nghĩ rằng, lộn trái quần áo khi phơi chúng sẽ bền màu và sử dụng được lâu hơn. Nhưng thực tế, việc làm này gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Những sai lầm khi phơi quần áo:

Lộn trái quần áo khi phơi

Ai cũng nghĩ rằng, lộn trái quần áo khi phơi chúng sẽ bền màu và sử dụng được lâu hơn. Nhưng thực tế có phải vậy không?

Khi chúng ta lộn mặt trái quần áo thì đây chính là mặt tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. Đồng thời, mặt trái cũng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cơ thể của chúng ta. Vậy khi lộn ra phơi, bao nhiêu bụi bẩn, vi khuẩn bên ngoài chẳng phải sẽ bám vào.

Lon trai quan ao truoc khi phoi: Nguy hai den suc khoe ma nhieu nguoi chu quan

Bên cạnh đó, mọi người đều biết, mùa hè là mùa nóng bức và đối với những gia đình trồng nhiều cây quanh nhà, hoặc có vườn thì càng dễ bắt gặp trứng côn trùng bám vào mọi thứ xung quanh, nhất là quần áo phơi ngoài nắng.

Đây cũng được xem là thời điểm thích hợp và tốt nhất để côn trùng đẻ trứng. Chúng sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh, không lâu sau sẽ xâm nhập cơ thể khiến bạn bị tổn thương da.

Không vắt quần áo trước khi phơi

Không ít người nghĩ rằng vắt quần áo cho khô kiệt nước sẽ khiến quần áo bị nhăn. Thế nên họ chọn cách sau khi xả với nước xả vải, hoặc giặt đến nước cuối cùng sẽ phơi đồ nguyên nước khiến vi khuẩn hoạt động mạnh khiến quần áo bị mùi hôi khó chịu, có thể gây bệnh ngoài da.

Thế nên tốt nhất khi bạn phơi đồ thì nên vắt kĩ nước, rồi giũ thật mạnh là được. Nếu quần áo nhăn thì dùng là ủi là được rồi.

Lon trai quan ao truoc khi phoi: Nguy hai den suc khoe ma nhieu nguoi chu quan

Phơi quần áo ở nơi nhiều khói bụi

Quần áo ẩm ướt rất dễ bám bụi bẩn. Nếu bạn phơi quần áo ngay nơi có xe độ đi lại đông người hay gần công trường thi công… thì khói bụi rất nhanh bám đầy trên quần áo. Quần áo sau khi khô vừa bám đầy bụi bẩn lại có mùi khó chịu, gây ra bệnh ngoài da, đặc biệt là với những gia đình có trẻ nhỏ. Bởi da của trẻ cực kỳ nhạy cảm, dễ bị kích ứng nếu mặc phải đồ nhiều bụi bẩn.

Lon trai quan ao truoc khi phoi: Nguy hai den suc khoe ma nhieu nguoi chu quan

Không phơi ngay sau khi giặt

Nhiều người sau khi giặt thường ngâm quần áo với nước xả vải rất lâu hoặc giặt xong có việc bận nên không phơi ngay được. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, chúng sẽ bám vào quần áo, gây hại cho da. Do đó, khi giặt đồ xong bạn nên phơi đồ ngay và nếu có ngâm quần áo với nước xả vải thì bạn chỉ nên ngâm khoảng 15-20 phút.

Lon trai quan ao truoc khi phoi: Nguy hai den suc khoe ma nhieu nguoi chu quan

Phơi nơi thiếu nắng

Ánh nắng mặt trời có tác dụng rất tốt trong việc diệt vi khuẩn. Nếu bạn không thể tận dụng ánh nắng tự nhiên này mà chỉ phơi quần áo trong nhà hoặc nơi thiếu nắng thì vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều hơn. Do đó, bạn nên phơi quần áo nơi có nắng hoặc nếu điều kiện nhà ở không cho phép thì nên phơi nơi thông thoáng, có gió để quần áo nhanh khô, không bị ẩm.

Ngoài ra, phơi quần áo quá sát nhau cũng sẽ khiến quần áo lâu khô hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi và phát triển.

Lon trai quan ao truoc khi phoi: Nguy hai den suc khoe ma nhieu nguoi chu quan

Không nên phơi quần áo vào ban đêm

Nhiều người cho rằng, phơi quần áo qua đêm có thêm thời gian để quần áo nhanh khô hơn. Song đây thực sự là suy nghĩ sai lầm. Bởi ban đêm sương xuống, nhiệt độ giảm dần có thể làm quần áo ẩm ướt và vi khuẩn hoạt động mạnh hơn.

Vì vậy, tốt nhất chúng ta chỉ nên phơi quần áo vào ban ngày. Chọn thời điểm nắng to để phơi cho quần áo nhanh khô hơn.

Lon trai quan ao truoc khi phoi: Nguy hai den suc khoe ma nhieu nguoi chu quan

Những sai lầm khi giặt quần áo:

Để quần áo tích tủ rồi…giặt cả thể

Rất nhiều chị em đang mắc lỗi này đây. Các mẹ nghĩ đơn giản là nó giúp “tiết kiệm năng lượng”, bột giặt và cả công sức. Tuy nhiên, sự thật là việc để đồ dơ tồn đọng như thế này lại mang đến những mối nguy hại không ngờ!

Các vi khuẩn gây mùi được ủ trong “núi” đồ dơ sẽ dược dịp sinh sôi do môi trường ẩm ướt và mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Không những thế, các chất bẩn bám trên quần áo khi để lâu ngày sẽ làm mục các sợi vải, quần áo sẽ mau chóng bạc màu. Ngoài ra, khi giặt quần áo với số lượng lớn, thời gian giặt càng dài, càng tiêu hao nhiều điện nếu giặt máy đấy nha các mẹ.

Dù là giặt tay hay giặt máy, vết bẩn có nghiêm trọng cỡ nào, các mẹ cũng nhớ đừng ngâm quần áo với xà phòng quá lâu (khoảng hơn 1h). Chính điều này khiến cho quần áo của bạn phải tiếp xúc với những hóa chất cực kỳ độc hại.

Lí do là vì, trong rất nhiều loại tẩy, làm trắng đều có chứa các hóa chất tổng hợp rất nguy hiểm cho da như benzyl, polyetylen hay sodium hypochlorite… Mức độ hại nhiều hay ít tùy theo hàm lượng, nồng độ của hóa chất ấy trong dung dịch. Hàm lượng, nồng độ càng cao càng nguy hiểm.

Cụ thể, nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng (giặt bằng tay) sẽ bị viêm da kích ứng như: đỏ da, sưng tấy, ngứa, da bị mỏng, nặng có thể bị ung thư da… Ngay cả khi đã xả nó với nước và sử dụng bao tay thì những hóa chất này vẫn có khả năng tồn tại trên thớ vải và “âm thầm” gây hại cho sức khỏe người mặc.

Luôn luôn dùng nước lạnh

Chỉ dùng nước lạnh không phải lúc nào cũng tốt cho quần áo của bạn. Đôi khi, nước lạnh lại không loại bỏ được các mùi và chất dơ bẩn trên quần áo giống như nước ấm nóng. Đã từng có chuyên gia khuyến khích chị em nên sử dụng mức nước ấm nhất mà món đồ của bạn có thể “chịu” được để giặt nó nhằm đạt hiệu quả làm sạch tối ưu cũng như khả năng loạt trừ vi khuẩn cao.

Dùng nước xả quá nhiều

Vì muốn quần áo thơm tho nên các mẹ thường cố tình cho nhiều nước xả vải hơn khi giặt quần áo. Thực chất, cần sử dụng theo lượng dùng như quy định mới đảm bảo. Nếu dùng quá nhiều, nước xả vải sẽ sót lại trên quần áo, trở thành nguyên nhân cho các vấn đề về da, mụn ở lưng, mụn trứng cá ở trước ngực…đặc biệt là ở những người có da nhạy cảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *