Đôi chân tiết nhiều mồ hôi gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hôi chân khiến bạn tự ti và đang tìm cách để chữa trị nhanh chóng? Đừng lo, hãy tham khảo ngay cách chữa hôi chân đơn giản, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

1Nguyên nhân gây hôi chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi chân, chúng ta cần phát hiện kịp thời để tìm cách khắc phục nhanh chóng.

Tăng tiết mồ hôi: Mồ hôi có vai trò dưỡng ẩm, cân bằng nội môi và đảm bảo độ pH trên bề mặt của da. Mồ hôi thực chất không có mùi, nhưng do tác động của môi trường ẩm mà các vi khuẩn gây mùi phát triển. Vị trí trước mặt bàn chân là nơi mồ hôi thường xuyên tiết ra nhiều nhất.

Tăng tiết mồ hôi có thể do các nguyên nhân bên trong cơ thể như sốt, hồi hộp, các bệnh lý chuyển hóa hoặc do một số loại thuốc gây ra. Tăng tiết mồ hôi cũng có thể đến từ các yếu tố bên ngoài cơ thể như mang giày và vớ chật, bít kín có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có mùi phát triển.

Nguyên nhân gây hôi chân do tăng tiết mồ hôi

Mùi hôi chân do vi nấm phát triển: Vi nấm thường có các triệu chứng trên bàn chân như đỏ da, có nhiều vảy trắng, có dịch tiết ra ở ngón chân, kèm theo hiện tượng ngứa và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mùi hôi ở chân.

Mùi hôi chân do vi nấm phát triển

Nhiễm trùng da ở bàn chân: Chân bạn bị nhiễm trùng – điều này có thể do các vi khuẩn gây bệnh lý ở dạng lỗ gây nên. Vi khuẩn này thường phát triển ở những môi trường ẩm ướt và có độ pH ở da mức trung tính, chúng phóng các enzyme phân giải protein để phá hủy tế bào sừng và xâm nhập vào lớp da bàn chân, gây nên mùi hôi khó chịu.

Nguyên nhân gây hôi chân do nhiễm trùng da ở bàn chân

Mùi hôi chân có thể đến từ các bệnh mãn tính: Mùi hôi chân cũng có thể đến từ các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu. Khi mắc phải các bệnh lý trên thì vết thương ở bàn chân sẽ khó lành và đây là nơi để vi khuẩn có mùi phát triển và gây hại.

Mùi hôi chân đến từ các bệnh mãn tính

2Cách trị hôi chân đơn giản, hiệu quả

Có rất nhiều cách chữa hôi chân đơn giản, hiệu quả, mang lại kết quả đáng mong đợi. Cùng tham khảo một số cách bên dưới nhé!

Kết hợp gừng và muối

Ưu điểm: Kết hợp gừng và muối sẽ là biện pháp giảm được mùi hôi chân hiệu quả, giúp kháng khuẩn và sát trùng bàn chân. Trong đó, gừng có chứa tinh dầu thơm, khử mùi hôi và giữ chân luôn thoáng mát, còn muối có tác dụng bảo vệ chân không bị nấm và vi khuẩn có hại phát triển.

Cách làm: 

  • Tiến hành giã nhuyễn 1 củ gừng và 1 thìa muối.

  • Vệ sinh và massage bàn chân bằng hỗn hợp vừa làm.

  • Massage nhẹ nhàng trong 10 phút và rửa chân lại bằng nước ấm.

Lưu ý: Khi thực hiện bằng cách này, bạn nên nhẹ nhàng chà vào gót và các kẽ chân thật kỹ để hiệu quả hơn, giúp giảm nấm da và tẩy tế bào chết ở chân.

Cách trị hôi chân bằng cách kết hợp gừng và muối

Chanh tươi giúp giảm mùi hôi chân

Ưu điểm: Nếu bạn bạn bị mùi hôi chân nặng và có nhiều vết chai sạn thì phương pháp sử dụng chanh tươi sẽ đem lại hiệu quả tốt. Chanh sẽ giúp bạn sát trùng và hạn chế mồ hôi sót lại trên chân, loại bỏ nấm có hại sinh trưởng.

Bên cạnh đó, chanh chứa hàm lượng lớn Acid citric và Vitamin C, giúp tẩy thế bào chết, giảm vết chai sạn. Phần tinh chất trong chanh có khả năng làm sạch móng chân, hạn chế nấm ở trong móng chân phát triển.

Cách làm:

  • Bạn cắt chanh làm đôi và trực tiếp chà lên vùng chân.

  • Thực hiện xong và đợi 5 phút để các tinh chất thẩm thấu vào da.

  • Cuối cùng rửa lại bằng nước ấm.

Lưu ý: Khi thực hiện bằng phương pháp này, bên tập trung chà sát chanh lên phần gót chân, mắt cá chân và các kẽ chân.

Cách trị hôi chân bằng chanh tươi

Dùng phèn chua giúp trị hôi chân

Ưu điểm: Trong dân gian thường hay sử dụng phèn chua để điều trị các bệnh nấm, mụn nhọt và hôi chân, hạn chế mồ hôi tiết ra, vì phèn chua có tính sát trùng mạnh lại là nguyên liệu rẻ, dễ tìm.

Cách làm:

  • Giã nát 50g phèn chua, chia thành 2 phần, dùng vải để gói lại hai phần vừa giã.

  • Đặt cả hai túi vải vào hai lòng bàn chân và mang vớ vào để giữ túi vải.

  • Bạn có thể thực hiện vào ban đêm và tháo túi vải ra vào sáng sớm.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng 3 – 4 lần để cảm nhận được hiệu quả đem lại, vùng chân sẽ trở nên khô thoáng và ít hôi hơn ban đầu rất nhiều lần.

Cách trị hôi chân bằng phèn chua

Ngâm chân với giấm

Ưu điểm: Giấm chứa có tính axit mạnh nên có khả năng loại bỏ các vi khuẩn gây mùi, làm sạch ở vùng bàn chân.

Cách làm:

  • Đổ giấm vào bồn ngâm chân kết hợp thêm 2 phần nước ấm.

  • Bạn ngâm chân trong khoảng 15 đến 20 phút.

Lưu ý: Nếu bạn có những vết thương hở ở chân thì tuyệt đối không áp dùng cách này vì tính axit trong giấm sẽ ảnh hưởng đến vết thương của bạn.

Cách trị hôi chân bằng giấm

Lá chè xanh khử mùi hiệu quả

Ưu điểm: Lá chè xanh ngoài có vai trò kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc thì còn có khả năng làm mềm da, không gây ngứa ngáy và phục hồi vết thương hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy vùng da chân của mình nhạy cảm và mỏng thì có thể áp dụng cách này để khử mùi hôi nhé.

Cách làm:

  • Bạn đun sôi lá chè xanh với tâm 1,5 lít nước.

  • Đổ nước lạnh và nước chè xanh vào bồn ngâm chân với độ ấm khỏng 50 độ C.

  • Tiến hành massage chân nhẹ nhàng đến khi nước nguội.

  • Bạn cũng có thể chà chân bằng lá chè xanh để khử mùi hôi.

Lưu ý: Với phương pháp này, bạn hãy áp dụng vào buổi tối để giúp loại bỏ mùi hôi và thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện giấc ngủ rất hiệu quả.

Cách trị hôi chân bằng lá chè xanh

Lá trầu giúp giảm ngứa và khử mùi hôi chân

Ưu điểm: Trong y học cổ truyền, biện pháp chữa trị hôi chân bằng lá trầu được áp dụng rộng rãi. Lá trầu giúp kháng khuẩn, sát trùng, giảm viêm ngứa, hạn chế quá trình tiết mồ hôi ở chân.

Cách làm:

  • Bạn chuẩn bị lá trầu, rửa sạch và để khô ráo.

  • Nghiền nát lá trầu và trộn với 1 thìa muối.

  • Lấy hỗn hợp chà cẩn thận lên da chân.

Lưu ý: Nếu da chân của bạn mỏng và nhạy cảm, không thể thực hiện theo cách này thì bạn có thể đun sôi lá trầu, sau đó ngâm chân trong nước trầu ấm để giảm được mùi hôi tốt nhất.

Cách trị hôi chân bằng lá trầu

Baking soda điều trị chứng hôi chân

Ưu điểm: Muối nở hay còn gọi là baking soda có khả năng tẩy tế bào chết, giảm viêm ngứa, điều trị chứng tiết mồ hôi ở chân và nách hiệu quả.

Thực hiện:

  • Trộn hỗn hợp 4 thìa baking soda với 4 thìa nước.

  • Thoa nhẹ hỗn hợp vừa trộn lên da chân trong 3 phút.

  • Cuối cùng rửa lại bằng nước ấm.

Lưu ý: Với những bạn có vùng da nhạy cảm nên sử dụng 3 – 4 lần trong 1 tuần, còn nếu những bạn có vùng da bình thường thì có thực hiện mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

Cách trị hôi chân bằng baking sodda

Phấn rôm giúp trị hôi chân

Ưu điểm: Phấn rôm thường được sử dụng nhiều ở trẻ nhỏ để bảo vệ làn da em bé. Phấn rôm chứa nhiều bột Talc, có khả năng hút ẩm, giúp vùng da luôn thoáng mát và trị được mùi hôi ở nách và chân hiệu quả.

Cách làm:

  • Vệ sinh và lau khô bằng khăn sạch toàn bộ bàn chân.

  • Lấy một lượng phấn rôm thoa nhẹ vào lòng bàn chân và kẽ chân.

Lưu ý: Nếu bạn thường xuyên phải sử dụng giày thể thao, thì có thể đổ phấn rôm vào lót giày để hút ẩm và hạn chế tiết mồ hôi ở chân.

Cách trị hôi chân bằng phấn rôm

Ngải cứu hạn chế mồ hôi và mùi khó chịu

Ưu điểm: Ngải cứu ngoài để chế biến thực phẩm, còn có khả năng chữa trị chứng hôi chân, khử môi, làm mềm da bàn chân. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp trị viêm chân, sát trùng, giảm ngứa do các nấm mốc gây hại.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 bó ngải cứu và rửa sạch.

  • Đun sôi ngải cứu và 2 lít nước.

  • Đổ nước ngải cứu vào bồn ngâm chân và cho thêm nước lạnh để có độ ẩm vừa đủ, không làm bỏng chân.

  • Massage chân và ngâm trong vòng 15 phút.

Lưu ý: Khi ngâm chân bằng nước ngải cứu bạn không nên ngâm quá lâu, chỉ 15-30 phút là đủ để có hiệu quả nhất. Nên ngâm mỗi tuần 3-4 lần, tránh ngâm chân vào đêm khuya. Người bị sốt, huyết áp thấp, tiểu đường cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng ngải cứu để ngâm chân.

Cách trị hôi chân bằng ngải cứu

Ưu điểm: Trà túi lọc có đặc tính khô và hút nước, giúp hút ẩm và mồ hôi trên giày và chân, giảm được mùi hôi và ngứa ngáy.

Cách làm:

  • Đặt giày ở nơi khô thoáng, mát mẻ.

  • Đặt túi lọc vào trong giày để hạn chế mùi hôi.

Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp này, bạn cũng nên áp dùng một số biện pháp khác để khắc phục tình trạng hôi chân như thường xuyên vệ sinh chân, giữ chân khô ráo.

Cách trị hôi chân bằng trà túi lọc

Tẩy tế bào chết hỗ trợ giảm hôi chân

Ưu điểm: Việc không thường xuyên tẩy tế bào chết và vệ sinh chân là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi chân. Khi tẩy tế bào chết, các vi khuẩn và chất bẩn sẽ được làm sạch, giúp vùng da chân luôn thoáng mát, hạn chế mồ hôi tiết ra bên ngoài gây khó chịu.

Cách làm:

  • Massage da chân nhẹ nhàng bằng các nguyên liệu, vật dụng có khả năng tẩy tế bào chết cho da chân.

  • Rửa với nước ấm và lau khô bằng khăn sạch.

Lưu ý: Tùy vào từng loại thảo dược và nguyên liệu để có cách sử dụng phù hợp để đem lại hiệu quả nhất, giảm được mùi hôi khó chịu.

Cách trị hôi chân bằng cách tể bào chết

3Các biện pháp phòng ngừa tình trạng hôi chân

Để có một đôi chân khỏe mạnh, tự tin, đừng bỏ lỡ các biện pháp phòng ngừa tình trạng hôi chân dưới đây bạn nhé!

Vệ sinh da chân và móng

Da chân và móng chân là nơi vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh nhất, vì thế mà bạn nên vệ sinh da chân và cắt móng chân thường xuyên để loại bỏ lớp tế bào chết và hạn chế tình trạng hôi chân nặng hơn.

Vệ sinh da chân và móng

Lưu ý trong việc chọn giày và tất

Giày và tất cũng là một trong những nguyên nhân gây mùi ở bàn chân. Bạn nên lựa chọn các loại giày có thể thoát khí, tất mỏng để khi vận động mồ hôi có thể tiết ra, không ứ đọng ở bàn chân gây mùi khó chịu.

Lưu ý trong việc chọn giày và tất

Khử khuẩn miếng lót giày

Miếng lót giày có tác dụng giúp bạn khi đi giày được êm và thoải mái hơn. Nên sử dụng những loại miếng lót làm bằng than hoạt tính hoặc cotton sẽ thấm hút tốt hơn cho đôi chân của bạn. Và đừng quên rằng hãy vệ sinh hoặc thay miếng lót đế giày khi cần thiết để tránh mùi hôi hiệu quả.

Khử khuẩn miếng lót giày

Dùng sản phẩm xịt giày hoặc xịt chân

Những sản phẩm xịt giày hay xịt chân đều có hương thơm dịu nhẹ giúp khử sạch mùi hôi hiệu quả, duy trì khả năng khử mùi trong thời gian dài, kiểm soát trình trạng tiết mồ hôi ở chân, giúp chân có được cảm giác thoáng mát.

Dùng sản phẩm xịt giày hoặc xịt chân

Vệ sinh giày thường xuyên

Nếu chỉ vệ sinh bên ngoài giày thì bạn sẽ không thể loại bỏ được hết các vi khuẩn gây mùi hôi chân và nấm mốc triệt để. Giặt và vệ sinh giày thường xuyên sẽ giúp ngăn các vi khuẩn gây mùi và có hại phát triển, hạn chế mùi hôi khó chịu khi đi giày.

Vệ sinh giày thường xuyên

Không mang giày ướt

Nếu bạn sử dụng giày ẩm ướt sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và gây ảnh hưởng đến đôi bàn chân của bạn. Vì thế hãy phơi nắng hoặc dùng máy sấy giày để làm khô nhằm loại bỏ vi khuẩn rồi hãy mang đi nhé.

Không mang giày ướt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *