Các món ăn vặt cho bé là đáp án tuyệt vời để bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho bé con của bạn. Tuy nhiên, các mẹ thường lo lắng bởi ăn vặt có thể dễ dàng gây ra tình trạng béo phì. Nhưng các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm với những món ăn ngon miệng và tốt cho sức khỏe, mà còn do chính tay bạn làm thì còn gì bằng.

Tại sao bố mẹ nên tự làm các món ăn vặt cho bé

Nhiều người nghĩ rằng ăn vặt là không tốt; thức ăn ở ngoài không an toàn và không vệ sinh sẽ khiến con béo phì, tạo thói quen xấu khi lớn. Nhưng thật ra khi con bắt đầu lớn cơ thể bé phát triển nhanh từng ngày; nhu cầu về các bữa ăn của bé cũng nhiều hơn trước. Bé càng lớn, thể tích dạ dày càng lớn theo. Các bữa ăn phụ, ăn vặt sẽ giúp bé đáp ứng được tạm thời nhu cầu đó.

Bé càng lớn thì càng năng động hoạt bát và tiêu hóa năng lượng cũng nhiều hơn. Khi chơi đùa mệt rồi hẳn là bé sẽ rất đói. Các món ăn vặt sẽ là “vị cứu tinh” cho chiếc bụng đói của con yêu đúng lúc. Những bữa ăn phụ sẽ giúp bé không cảm thấy mệt hay đói sau mỗi giờ đi nhà trẻ; hay nô đùa với các bạn khi trở về nhà nữa.

Tại sao bố mẹ nên tự làm các món ăn vặt cho bé

Các món ăn vặt cho bé theo độ tuổi

Tùy vào lứa tuổi mà các bé có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau vì vậy cách chế biến cũng khác nhau. Cần chú ý về khẩu phần ăn; chọn lựa nguyên liệu… phù hợp với từng độ tuổi của bé.

Các món ăn vặt cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi dễ tiêu hóa 

Khi làm các món ăn vặt cho bé 1 – 2 tuổi cần được làm chín kỹ đến độ mềm nhừ để không ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng và sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Các bé dưới 3 tuổi thì hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện bạn nên chọn cho con những thực phẩm dễ ăn; mềm và đảm bảo an toàn cho bé.

19 món ăn vặt cho trẻ giàu chất dinh dưỡng đạm, béo, xơ giúp tăng cân

Các món ăn vặt cho bé từ 3 tuổi trở lên

Thời điểm đến trường là lúc các bé có cơ hội được ăn thử nhiều món ngon mới mẻ; hấp dẫn khác và gặp gỡ với các bạn bè khác. Hệ tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn thiện hơn giai đoạn đầu; cho nên bạn có thể chế biến nhiều loại thức ăn khác nhau để bé làm quen với nhiều thực phẩm và hương vị trong cuộc sống. Có thể bé cần được làm quen với nhiều mùi vị khác nhau để sau này lớn lên chúng không thể không ăn được bất cứ thứ gì. Việc kén ăn là 1 thiếu sót lớn nếu ba mẹ không rèn từ nhỏ.

Lợi ích của việc cho bé ăn vặt

Trải nghiệm bữa ăn bằng nhiều cách khác nhau

Ở bữa ăn, bé được cho ăn bằng cách dùng thìa, muỗng hãy đũa. Nhưng khi ăn vặt; bé được tự tay cầm và tiếp xúc trực tiếp với món ăn đó là cơ hội để bé có thể tự mình trải nghiệm các món ăn khác nhau.

Ăn vặt để chống đói

Ba bữa ăn chính mỗi ngày vẫn chưa đủ để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Đối với các bé có dạ dày nhỏ thì thường nhanh no nhưng cũng rất nhanh đói sẽ khó mà chịu được đến bữa ăn sau nên bé cần được ăn vặt để lấp đầy khoảng trống trong bụng trước đã.

Ăn vặt giúp thư giãn tinh thần

Trẻ em cũng cần nghỉ ngơi sau những giờ phút vui chơi; mất sức và bữa ăn vặt giúp cho bé thư giãn và tiếp thêm năng lượng. Hơn nữa, các bé dưới 3 tuổi thường có xu hướng bỏ mọi thứ nhặt được vào miệng nên ăn vặt sẽ cho bé cơ hội bỏ thứ gì đó vào miệng mà không phải bị phạt hay bị mắng.

Giúp trẻ nhỏ dễ dàng cai sữa hơn

Nếu bạn không muốn bé ăn vặt; các bé sẽ chỉ có thể biết đến việc bú sữa mẹ hoặc bú bình mà cũng chẳng quan tâm đến những thứ khác. Những bữa ăn vặt sẽ giúp nhu cầu bú mẹ và uống sữa của bé giảm bớt cho tới khi việc cai sữa của bé thành công.

Trên thực tế, ăn vặt không phải là một thói quen xấu nếu bà mẹ biết áp dụng đúng lúc; sử dụng với liều lượng phù hợp. Những bữa ăn vặt cho bé không gần với các bữa ăn chính và cho bé nhai chậm khi ăn để không ảnh hưởng đến tiêu hóa và nguy cơ béo phì nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *