Thời tiết mùa này đã dần vào đông. Những cơn mưa rả rích và độ ẩm cao luôn là vấn đề đau đầu của nhiều người bởi việc bảo quản quần áo dường như sẽ khó khăn hơn. TOBI nhận được khá nhiều câu hỏi của các bạn về việc bảo quản quần áo sao cho đúng cách vào mùa mưa gió. TOBI hi vọng các mẹo nhỏ dưới đây sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của các bạn về vấn đề này.

  • GIẶT SẠCH SẼ QUẦN ÁO
  • CHỌN VỊ TRÍ BẢO QUẢN HỢP LÍ
  • PHÂN LOẠI ÁO ĐÚNG CÁCH
  • SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÚI CHUYÊN DỤNG
  • TREO QUẦN ÁO BẰNG MÓC

1. GIẶT SẠCH SẼ QUẦN ÁO : 

Bước đầu tiên để bảo quản áo quần bằng việc làm sạch áo của bạn trước khi cất chúng vào trong tủ. Bất cứ những vết bẩn nào còn sót lại trên quần áo cũng đều có thể khiến bọ rệp tấn công và thậm chí là cả nấm mốc độc hại nữa đó.

Hơn nữa, những vết bẩn khi càng để lâu thì chúng sẽ càng khó tẩy giặt hơn. Vì thế hãy giặt sạch quần áo trước khi bảo quản chúng trong tủ tới tận mùa đông năm sau nhé.

Việc giặt sạch áo khoác phụ thuộc vào chất liệu, kiểu dáng của từng chiếc.

Lưu ý đối với những sản phẩm có chất liệu như lụa , len , các sản phẩm làm từ nỉ , thuần cotton,.. phải được giặt tuyệt đối bằng tay để có thể bảo quản được form sản phẩm tốt nhất hoặc bạn có thể lựa chọn với phương pháp giặt khô

Sau đây là các bước để có thể giặt tay cho những chất liệu không giặt được bằng máy giặt :

Bước 1 : Giặt quần áo sơ qua với nước sạch

Ở bước này bạn cho nước vào trong chậu giặt sau đó lấy quần áo đã được phân loại cho vào từng chầu để làm ướt trước khi giặt với xà phòng.

 Bước 2 : Giặt quần áo với xà phòng 

Sau khi đã làm ướt quần áo bạn lấy quần áo ra. Sau đó cho nước và bột giặt vào để hòa tan bột giặt rồi cho quần áo vào ngâm khoảng 10 phút thì tiến hành giặt. Ở bước này có thể dùng tay để vò nhẹ tại những vùng áo quần bị dính bẩn. Không nên dùng bàn chải để chà mạnh lên quần áo .

Bước 3 : Xả lại với nước sạch 

Sau khi đã giặt quần áo xong với xà phòng thì nên xả lại quần áo với nước sạch. Có thể xả khoảng 2 đến 3 lần để đảm bảo rằng áo quần không còn bột giặt nữa

Bước 4 : Ngâm quần áo với nước xả vải 

Khi quần áo đã được xả sạch xà phòng công đoạn tiếp theo là cho nước vào chậu giặt sau đó cho nước xả vải vào trong chậu, khuấy đều để nước xả được hòa tan đều trong nước . Cho quần áo vào ngâm khoảng 15 phút thì lấy ra và đem phơi. Nước xả sẽ giúp cho các sợi vải trên quần áo được mềm mại hơn, đem lại mùi hương cho quần áo cũng như giúp hạn chế quần áo bị phai màu cực kỳ tốt

Bước 5 : Phơi quần áo

Bạn lấy quần áo  ra và vặt sạch nước rồi lộn trái lại và treo vào móc quần áo, mang đến nơi khô thoáng, có đủ ánh nắng để phơi. Hạn chế phơi quần áo nơi có ánh sáng trực tiếp vì sẽ khiến cho quần áo dễ bị bay màu cũng như mau hư hỏng, cũng không nên phơi quần áo trong nhà, nơi ẩm ướt, không được vệ sinh vì sẽ khiến cho vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến quần áo . Đồng thời không nên để quần áo dưới ánh nắng quá lâu.

2. CHỌN VỊ TRÍ BẢO QUẢN HỢP LÍ :

Việc lựa chọn không gian, vị trí để cất quần áo cũng là một trong những quyết định quan trọng mà bạn phải đưa ra.

Một vị trí sạch sẽ, khô ráo có ánh sáng vừa đủ sẽ tốt hơn một nơi tối tăm, nhiều bụi.

Đặc biệt, bạn cần tránh cất áo trong không gian quá tối vì đó chính là môi trường phát triển lý tưởng cho những loại nấm mốc, vi khuẩn đáng ghét.

Trong những lúc rảnh rỗi, bạn cũng nên tranh thủ quét dọn, vệ sinh những khu vực này để đảm bảo những chiếc áo khoác của bạn luôn nằm trong tình trạng tốt nhất.

3. PHÂN LOẠI ÁO ĐÚNG CÁCH :

Hầu hết các loại áo khoác cần được treo lên đúng cách.

Tuy nhiên với một số loại áo khoác đặc biệt như áo khoác len, áo parka, áo vải nhung mềm lại cần được gấp lại cẩn thận theo nếp, đường cắt may để tránh bị nhàu, rút vải.

Ngoài ra, bạn cũng không nên nhét quá nhiều áo khoác vào một nơi chật hẹp.

Việc thiếu diện tích cho những chiếc áo khoác có thể dẫn đến việc chúng trở nên nhăn nhúm, mất dáng khi bạn lôi ra khỏi tủ sau này.

4. SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÚI CHUYÊN DỤNG :

Những chiếc túi không chỉ giữ cho quần áo của bạn tránh được nấm mốc, bọ rệp mà nó còn có thể giúp bạn tiết kiệm không gian cho tủ đồ đó.

Sự lựa chọn tốt nhất cho bạn chính là những chiếc túi hút chân không.

Chúng sẽ có công dụng hút sạch không khí, hơi ẩm để tránh quần áo bị nấm mốc và vi khuẩn tấn công.

Không những thế nó còn giúp bạn tiết kiệm được tối đa không gian so với những chiếc túi nilon thông thường khác.

Hãy chọn túi vải, vỏ gối để cất giữ quần áo. Việc bọc gói quần áo bằng túi nilon có thể dẫn đến việc lưu độ ẩm trên sợi vải quần áo tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc hoành hành.

5. TREO QUẦN ÁO BẰNG MÓC :

Để giữ ấm cho mùa đông lạnh, những chiếc áo của bạn thường được làm bằng chất liệu dày, ấm. Điều này dẫn đến việc bạn cần tìm được bộ mắc treo chắc chắn cho những chiếc áo khoác để bảo đảm chúng luôn vào nếp, giữ dáng.

Bạn không nên chọn những loại mắc treo nhựa dẻo, mắc treo mỏng quá mà thay vào đó là mắc treo gỗ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *