1Đạp xe hay chạy bộ tốt cho sức khoẻ hơn?

Sức khoẻ tim mạch

Thực tế, việc chạy bộ và đạp xe đều tác động tích cực đến sức khỏe, nhờ đó giúp bạn giảm thiểu các vấn đề liên quan đến tim mạch như kích thích hệ tuần hoàn, tăng cường cơ tim, ổn định nhịp tim, cải thiện sức khỏe phổi và kể cả giảm lượng mỡ trong máu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc đạp xe và đi bộ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tử vong do bệnh tật gây ra. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chạy xe đạp còn có lợi cho những người sau đột quỵ để cải thiện nhịp tim.

Sức khoẻ tim mạch

Vì thế, bạn có thể chọn linh hoạt giữa việc chạy bộ và đạp xe để mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Dù chọn hình thức nào, thì bạn chỉ nên vận động không quá 60 phút mỗi ngày và khoảng 5 ngày/tuần, để tránh phải hoạt động quá sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại.

Sức khoẻ xương khớp

Phần lớn các cuộc nghiên cứu cho thấy việc chạy bộ có lợi cho sức khỏe xương về lâu dài hơn so với việc đạp xe. Vì khi chạy bộ, lực sẽ tác động lên xương nhiều hơn so với hoạt động đạp xe nhờ kích thích mô xương phát triển dưới sự hỗ trợ của hoạt động tuyến tụy.

Trong khi, nếu sử dụng xe đạp thì lượng canxi chứa trong xương có xu hướng giải phóng vào máu, từ đó khiến cho cơ thể dễ bị yếu đi. Thậm chí, khi đạp xe thì bạn chỉ nên tập luyện ở mức độ nhẹ nhàng để giảm thiểu các triệu chứng viêm khớp, giảm đau – cứng khớp,…

Sức khoẻ xương khớp

Nhìn chung, những ai có vấn đề về xương khớp hay chỉ muốn vận động nhẹ thì nên đi xe đạp, còn với người bình thường thì nên chạy bộ thì sẽ cải thiện được sức khỏe xương khớp tốt hơn.

Rủi ro chấn thương

Bên cạnh các lợi ích về sức khoẻ, bạn cũng cần cân nhắc các rủi ro chấn thương giữa 2 môn thể thao này. Thực tế, mặc dù không ghi nhận thường xuyên, nhưng chấn thương trong quá trình chạy bộ hay đạp xe đều có thể xảy ra, từ mức độ nhẹ cho đến nặng như:

  • Đối với chạy bộ:  Thường gặp chấn thương ở đầu gối làm ảnh hưởng đến bàn chân, chân, đùi và xương chậu. Ngoài ra, khi chạy bộ thì bạn có thể gặp phải tình trạng viêm quanh xương ống quyển (còn gọi là viêm nẹp ống chân) diễn ra khoảng 2 tuần sau khi bạn bắt đầu có dấu hiệu đau.

  • Đối với đạp xe: Thường gặp chấn thương ở đầu gối, đau lưng, đau cổ, tê hoặc đau cổ tay – cẳng tay, tê hoặc đau bộ phận sinh dục (hoặc trực tràng) và có thể gây ra chấn thương đầu. Hơn nữa, việc đạp xe có thể gây tê chân và ngứa gan.

Rủi ro chấn thương

Tóm lại, chấn thương ở người chạy bộ thường gặp nhiều hơn so với người hay có thói quen đi xe đạp, nhất là dễ gây đau và tổn thương cơ.

Do đó, bạn nên điều chỉnh mức độ vận động cho phù hợp với tình trạng cơ thể của bản thân. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ để xem liệu việc tập luyện có an toàn hay không, đặc biệt đối với những người có chấn thương từ trước.

2Đạp xe hay chạy bộ tốt cho vóc dáng hơn?

Ngoài những vấn đề trên, khi đạp xe hay chạy bộ còn ảnh hưởng đến vóc dáng của người vận động ở các mức độ khác nhau. Cụ thể:

Lượng calo tiêu thụ

Với những hoạt động khác nhau, cơ thể sẽ đốt cháy hàm lượng calo khác nhau để tăng cường hoạt động trao đổi chất cũng như đáp ứng khả năng vận động của bạn. Dưới đây là bảng so sánh hàm lượng calo tiêu hao khi bạn đạp xe và chạy trong thời gian 30 phút và 60 phút:

Thời gian

Đạp xe (dưới 16 km)

Chạy bộ (8 km)

30 phút

145 calories

295 calories

60 phút

290 calories

590 calories

Qua bảng so sánh phía trên, bạn có thể thấy hàm lượng calo từ việc chạy bộ sẽ nhiều hơn so với việc đạp xe. Vì thế, với những ai muốn tiêu hao calo nhiều để duy trì được vóc dáng thì ưu tiên chọn hình thức chạy bộ nhé!

Lượng calo tiêu thụ

Xây dựng cơ bắp

Dù tiêu tốn lượng calo ít hơn nhưng việc đi đạp xe sẽ giúp cho khối cơ của bạn được xây dựng tốt, nhất là phần cơ nằm ở thân dưới của cơ thể.

Vì thao tác đạp xe sẽ giúp cho cơ thể sử dụng hiệu quả và tác động nhiều đến nhóm cơ tứ đầu (là cơ gấp hông và cơ duỗi đầu gối) cùng với gân kheo.

Xây dựng cơ bắp

Săn chắc cơ

Khi chạy bộ, cơ thể bạn phải chịu lực khá lớn, nhất là mỗi khi chân chạy tiếp giáp với mặt đất, làm cho khối cơ phần dưới cơ thể trở nên săn chắc hơn, như gồm có cơ bắp chân, cơ tứ đầu và gân kheo.

Bên cạnh đó, việc chạy bộ còn khiến cơ thể tiêu hao lượng lớn calo nên điều này cũng góp phần làm cho khối cơ của bạn được cải thiện tốt hơn mỗi ngày.

Săn chắc cơ

3Một số lưu ý khác

Dù bạn quyết định chạy bộ hay đạp xe để cải thiện sức khỏe, thì cũng nên chú ý đến một số vấn đề như sau:

Chi phí phát sinh

Nếu bạn có dự định chạy bộ, thì nên sắm đôi giày tốt, vừa giúp thoáng khí vừa có khả năng nâng đỡ bàn chân của bạn trong khi chạy. Chú ý đến phần đế của đôi giày có khả năng chống trượt, đồng thời giảm thiểu tình trạng mòn đế giày sau khoảng thời gian sử dụng.

Trường hợp, nếu bạn có dự định đi đạp xe thì nên mua chiếc xe đạp mới, đúng với mục đích sử dụng của bạn như xe đạp đường phốxe đạp thể thaoxe đạp leo núi hoặc xe đạp đi phượt.

Ngoài ra, có thể trang bị thêm một số phụ kiện khác đi đạp xe như mũ bảo hiểm, áo phản quang, đèn chiếu sángbình đựng nước,… để tạo điều kiện cho bạn đạp xe thoải mái hơn mà vẫn đảm bảo yếu tố an toàn khi chạy xe.

Chi phí phát sinh khi đạp xe

Tình trạng sức khoẻ hiện tại

Khi vận động, bất kì môn thể thao nào như đạp xe hay chạy bộ, thì bạn cũng nên chú ý đến sức khỏe của mình.

Tránh tình trạng vận động quá sức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại, nhất là những ai đang có bệnh mãn tính hoặc gặp phải về tình trạng sức khỏe thì nên trao đổi với bác sĩ (hoặc người có chuyên môn) để được hướng dẫn về thời gian tập luyện và lộ trình vận động sao cho hợp lý để cải thiện sức khỏe cũng như không làm cho bệnh trở nặng hơn ngoài ý muốn.

Tình trạng sức khoẻ hiện tại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *