Kem cháy Pháp, bánh pudding Ai Cập, kẹo râu rồng Trung Quốc, sữa chua Hy Lạp… chinh phục nhiều du khách khi đến thăm những quốc gia này.

Crème brûlée (Pháp)

Crème brûlée (còn được gọi với tên crema catalana hay kem trinity) là món tráng miệng được yêu thích tại nước Pháp nhờ sự độc đáo từ lớp đường cháy trên bề mặt. Món tráng miệng gồm 2 phần, khi ăn bạn phải gõ vỡ lớp caramen cứng để nếm được lớp đế custard béo ngậy phía dưới. Tiếng đường vỡ lách cách vui tai cũng giúp quá trình thưởng thức thú vị hơn.

4 MÓN TRÁNG MIỆNG TRỨ DANH THẾ GIỚI BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Món kem cháy hòa quyện vị giòn caramel với sự béo ngọt của kem tươi.

Om’ali (Ai Cập)

Om’ali là món tráng miệng nổi tiếng của Ai Cập, vẻ ngoài khá giống pudding. Bánh được làm từ bánh mì nghiền nhỏ, trộn cùng hạt dẻ, dừa sợi, nho khô, đường. Bên trên phủ một lớp sữa hoặc kem tươi, sau đó thêm ít bột quế. Hỗn hợp nướng trong lò đến khi bề mặt chuyển sang màu vàng nâu, ăn nóng hay lạnh đều có vị ngon rất riêng.

4 MÓN TRÁNG MIỆNG TRỨ DANH THẾ GIỚI BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA  - 1

Om’ali được gọi là pudding bánh mì phiên bản Ai Cập.

Ngày nay, người Ai Cập thay hạt dẻ bằng nhiều loại hạt khác nhau, khiến bánh om’ali trở nên đa dạng hơn về hương vị, màu sắc hấp dẫn. Tuy chế biến tương tự các loại bánh ngọt khác, om’ali của xứ kim tự tháp được tiết chế và gia giảm nguyên liệu nên bánh không quá ngọt, giảm cảm giác ngán.

Kẹo râu rồng (Trung Quốc)

Cái tên râu rồng xuất phát từ giai thoại xưa, khi kẹo chỉ là món tráng miệng đặc biệt được nhà vua yêu thích. Sau mỗi lần ăn, tơ chỉ của kẹo dính quanh miệng vua nên được ví von là râu rồng (với người Trung Quốc, rồng là biểu tượng của vua). Theo nhiều trích dẫn, món ăn này trước đây chỉ lưu hành trong cung cấm, đến năm 1911 mới lan truyền, phổ biến cho tầng lớp bình dân.

4 MÓN TRÁNG MIỆNG TRỨ DANH THẾ GIỚI BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA  - 2

Kẹo râu rồng làm từ đường, bột, lạc rang…

Từ nguyên liệu đơn giản, bao gồm đường, bột, lạc rang… người đầu bếp dùng cách chế biến công phu và đôi tay lành nghề chinh phục thực khách. Đầu tiên, đường được thắng lại thành dạng keo, nặn thành khoanh tròn rồi kéo sợi.

Tương tự như khi làm mì, khoanh đường được liên tục gấp đôi, nhúng vào bột rồi kéo. Quá trình này lặp lại với tần suất tùy định, có lúc nghệ nhân phải thực hiện đến hàng nghìn lần gấp – kéo. Đến khi các khoanh đường tơi mảnh tương đương sợi chỉ, người bán sẽ cắt ra những đoạn vừa phải, cho hỗn hợp đường, lạc rang làm nhân rồi cuộn thành viên.

Sữa chua (Hy Lạp)

Sữa chua Hy Lạp có nguồn gốc từ lối sống du mục của người Hy Lạp cổ đại, họ mang sữa dê hoặc cừu trong các túi da, do thời tiết nóng ẩm, sữa vô tình đặc lại, sánh mịn và có vị chua nhẹ thanh mát. Ngày nay, loại sữa chua này được chế biến theo nhiều cách nhưng vẫn giữ được độ sánh mịn, đặc dẻo, giàu đạm và ít béo.

Nhờ đó, bổ sung sữa chua Hy Lạp trong thực đơn hàng ngày giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng, góp phần giúp làn da mịn màng và cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể.

4 MÓN TRÁNG MIỆNG TRỨ DANH THẾ GIỚI BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA  - 3

Sữa chua Vinammilk Greek Yoghurt Style giảm 50% béo và gấp đôi protein so với sữa chua trái cây của Vinamilk. Với thành phần đào và trái cây dâu, sản phẩm mới này góp phần giúp vóc dáng săn chắc, hỗ trợ làn da thêm tươi tắn, rạng rỡ, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *