Món ăn quen thuộc của đất Bắc gây thương nhớ trong những ngày đông nhờ mùi thơm đặc trưng, nét hăng cay lá xương sông hòa cùng vị ngọt từ thịt.

Từ vị thuốc dân gian đến món ngon xứ Bắc

Người miền Bắc, không ai không biết đến cây xương sông mọc um xanh ở chân tường, quanh nhà. Lá xương sông dày, có vị cay thơm, tính ấm nên được dùng như một vị thuốc dân gian giúp tiêu đàm, chữa chứng ăn khó tiêu, trị ho, phòng cảm cúm những ngày đông lạnh gió.

Không chỉ giới hạn trong Đông y, cây xương sông cũng góp phần tạo nên dấu ấn đặc trưng cho sự phong phú của ẩm thực Việt nhờ khả năng kết hợp phong phú với nguyên liệu khác. Món chả xương sông là ví dụ dễ thấy nhất. Khi tiết trời vào đông, người con xứ Bắc nào cũng nhớ thương đến mâm cơm của mẹ với bát cơm xới đầy ấm nóng, đĩa chả cuốn xương sông thơm lừng vấn vương mùi khói, chén mắm sóng sánh đậm đà.

Cắn một miếng chả, xuýt xoa hương vị đặc trưng cay nồng trong không gian lành lạnh, mãi là ký ức không thể nào quên của những người con xa quê.

Chả xương sông là một trong những món ăn quen thuộc vào mùa đông.

Chả xương sông là một trong những món ăn quen thuộc vào mùa đông.

Cách làm món chả xương sông đậm vị quê nhà

Để làm được món chả xương sông chuẩn vị quê, trước hết phải chọn những chiếc lá lành lặn, không quá già cũng không quá non, mang vào rửa sạch, để ráo nước. Đập dập phần xương lá cho mềm và dễ cuốn.

Thịt bằm nhuyễn cùng hành hoa thái thật nhỏ trộn với thịt băm, gia vị và hạt tiêu để rán chả thơm hơn, ăn không bị khô. Đem thịt đã trộn đặt lên từng phiến lá, cuộn thành từng chiếc chả (tương tụ cách cuốn chả lá lốt thông thường). Cắt cuống lá dư, dùng tăm để giữ lá không bị bung và gắn với các miếng chả khác.

Cho dầu vào chảo nóng rồi thả từng chiếc vào rán, lật đều hai mặt đến khi nào lớp vỏ có vàng màu cánh gián và tỏa mùi thơm đặc trưng là đã chín đều. Dọn ra dĩa, ăn kèm bát cơm trắng, chén mắm ớt là đã đủ cho bữa cơm gia đình giản dị, mộc mạc.

Chén mắm đậm đà góp phần làm nên vị ngon cho chả xương sông.

Bát nước mắm như “thôi miên” người thưởng thức đắm chìm trong vị đặc trưng không thể trộn lẫn của lá xương sông, vị ngọt thịt và cơm trắng bùi bùi. Chị Hồng Nhung (Hà Nội) tư vấn: “Có rất nhiều cách pha chế mắm ngon nhưng để tạo được cảm giác vừa miệng, gia đình tôi chọn dùng nước mắm nguyên chất Nam Phú Quốc, pha thêm đường, chanh và nước lọc, xắt thêm vài lát ớt cay”.

Mở rộng hơn, ngoài chả xương sông, chén nước mắm là thành phần không thể thiếu, góp phần làm nên dấu ấn đậm đà cho rất nhiều những món ăn khác của người Việt. Từ xưa, loại thức chấm này đã được ví như “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam, hiện diện trong mọi danh sách từ nhà hàng năm sao, mâm cơm gia đình hay cả món quốc hồn quốc túy như phở, bún chả…

Bát nước mắm thường được đặt ở vị trí trung tâm của mâm cơm, thể hiện sự kết nối các thành viên trong bữa ăn, chỉ cần là nước mắm ngon thì cơm canh sạch bát.

Nước mắm được coi là linh hồn của nhiều món ăn Việt.

Nước mắm được coi là “linh hồn” của nhiều món ăn Việt.

Chị Hồng Nhung cũng là khách hàng may mắn trúng chuyến du lịch Phú Quốc khi mua nước mắm Nam Ngư. Sau khi tham quan nhà thùng, chị ấn tượng khi thấy quy trình sản xuất nước mắm Nam Phú Quốc đảm bảo vệ sinh, an toàn và ngăn nắp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *